“Hệ thống tưới ngầm” là giải
pháp hữu ích của TS. Lê Quang Thảo, giảng viên khoa Vật lý, Đại học khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội cùng các
công sự đến từ trường Đại học Quốc gia Hà Nôi đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra một giải pháp kết
hợp ứng dụng những công nghệ mới phục vụ việc tưới nước ngầm trực tiếp đến khu
vực rễ cây, đồng thời kết hợp bón phân vào nước tưới một cách tự động
nhằm tiết kiệm nguồn nước tưới, giảm sức lao động và quá trình bón phân
cho cây trồng.
“Hệ thống tưới ngầm”gồm các ống dẫn nước
và các đầu xả tưới được đặt ngầm dưới lòng đất đến từng gốc cây có thể giúp kéo
dài tuổi thọ của các đường ống, lượng nước tưới đều phía dưới sẽ giúp cho rễ
cây hấp thụ tốt hơn lượng nước và phân bón, không gây ô nhiễm môi trường phía
trên mặt đất cũng như không làm ảnh hưởng đến quá trình canh tác phía trên.
Sơ đồ hệ thống tưới ngầm kết hợp bón phân tự động
Hệ thống tưới ngầm kết hợp bón phân tự động theo giải pháp này có
thể tính toán chính xác lượng nước bốc hơi khỏi mặt đất và lượng nước trong đất
xem có đủ để duy trì cho cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển hay không,
các thông tin này được truyền về khối xử lý trung tâm (xem hình 2, vị trí số
10) để điều khiển công suất các bộ phận cung cấp, điều tiết nước tưới đồng thời
bổ sung phân bón theo các thời kì sinh trưởng khác nhau của cây một cách tự
động hoàn toàn hoặc người dùng có thể can thiệp thủ công bằng tay.
Bộ phận cung cấp nước gồm bộ điều khiển tự động để điều khiển máy
bơm bơm nước lên bể chứa nước có tích hợp cảm biến phát hiện mức nước đảm bảo
cho nước dự trữ ở mức độ phù hợp nhất; đi kèm theo là bộ cung cấp nguồn điện
bao gồm nguồn năng lượng từ tấm pin năng lượng mặt trời, pin dự phòng và điện
lưới, bộ kiểm soát năng lượng pin dự phòng và chuyển đổi nguồn điện.
TS.Lê Quang Thảo cũng nhận thấy các ống dẫn nước và các đầu xả
tưới được đặt ngầm dưới lòng đất đến từng gốc cây có thể giúp kéo dài tuổi thọ
của các đường ống, lượng nước tưới đều phía dưới sẽ giúp cho rễ cây hấp thụ tốt
hơn lượng nước và phân bón, không gây ô nhiễm môi trường phía trên mặt đất cũng
như không làm ảnh hưởng đến quá trình canh tác phía trên.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn tìm ra một hướng đi mới: kết hợp bổ
sung phân bón vào nước tưới giúp cây hấp thụ nhanh hơn, tránh lãng phí và không
gây ô nhiễm so với bón trên mặt đất, đồng thời tiết kiệm sức lao động. Bộ điều
khiển bón phân gồm bình trộn có cảm biến phát hiện phân bón (vị trí số 20) để
chứa phân bón bổ sung vào nước tưới, bộ điều khiển van điện xả nước vào bình
trộn phân bón (vị trí số 18) để hòa tan phân bón vào nước tưới; trước khi dung
dịch phân bón đi vào bộ hòa tan dung dịch phân bón và nước tưới (vị trí số 21)
sẽ được màng lọc giữ lại rác và lá cây nhằm hạn chế việc gây tắc ống dẫn nước
chính, nước tưới có phân bón sẽ được dẫn đến các ống thứ cấp (vị trí số 9) đưa
đến các ống dẫn quanh gốc cây (vị trí số 7); và các đầu xả nhỏ giọt ngầm dưới
lòng đất (vị trí số 8).
Hiện nay, hệ thống tưới ngầm kết hợp bón phân tự động theo giải
pháp hữu ích có thể được ứng dụng để chăm sóc cây ở các địa hình khác nhau: cỏ
ở sân đá bóng; các vùng đất dốc, ruộng bậc thang; tưới cây công cộng ở các
thành phố; phun thuốc diệt cỏ cho các nông trường trồng cây ăn quả…
Nghiên cứu đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ)
cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 2-0002107 công bố ngày 25/9/2019.
Mai Hương