Tin tức » Công nghệ mới - Thiết bị mới

“Chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất” do TS.Nguyễn Thu Hà và cộng sự thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) nghiên cứu sản xuất đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích và mới được trao giải Bạc tại Triển lãm quốc tế về sáng chế của phụ nữ tại Hàn Quốc (năm 2019) do Hội Nữ sáng chế Hàn Quốc (KWIA) trao tặng.
“Vắc xin Navet - Fluvac 2” do các nhà khoa học thuộc Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung ương (NAVETCO) nghiên cứu sản xuất, là sản phẩm của dự án cấp quốc gia “Hoàn thiện quy trình sản xuất vắc xin vô hoạt nhũ dầu quy mô công nghiệp phòng chống bệnh cúm A/H5N1 cho gia cầm do các biến chủng mới gây ra tại Việt Nam” (thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020).
Nhằm nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh có hiệu quả cao, giúp tăng khả năng sinh trưởng của tôm, tăng năng suất, hạn chế lây lan dịch bệnh và góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trúc Anh đã được Bộ Công Thương giao triển khai Dự án sản xuất thử nghiệm “Sản xuất chế phẩm vi sinh bằng công nghệ lên men chìm để nâng cao chất lượng nuôi tôm ở quy mô công nghiệp”.
Nhận thấy tiềm năng chế biến gừng thành những sản phẩm đồ uống, lên men hấp dẫn, có giá trị cao trên thị trường, nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Công nghiệp Thực phẩm do PGS.TS Nguyễn Thị Việt Anh đứng đầu đã đề xuất và được giao thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số sản phẩm lên men từ củ gừng Việt Nam”. Đây là đề tài thuộc Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ Công Thương chủ trì.
Nhằm xây dựng công nghệ sản xuất isomaltulose từ đường mía bằng chủng tái tổ hợp an toàn, năm 2016, Bộ Công Thương đã giao cho Viện Công nghiệp Thực phẩm thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất enzyme sucrose isomerase tái tổ hợp và ứng dụng trong công nghiệp chế biến isomaltulose từ đường mía”, thuộc Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020.
“Hệ thống thiết bị trong dây chuyền sản xuất bánh phồng” là sáng chế của các nhà khoa học thuộc Khoa Công nghệ - Trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu chế tạo thành công hệ thống thiết bị trong dây chuyền làm bánh phồng phục vụ cho làng nghề Sơn Đốc, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Đánh giá không phá hủy (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công thiết bị chiếu xạ gamma dùng nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Đây là kết quả của đề tài KC05.01/16-20 thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ năng lượng”.
Đây là sản phẩm của dự án “Chế tạo thiết bị chỉ thị và cảnh báo sự cố trên lưới điện trung áp” do Công ty Cổ phần điện lực Khánh Hoà chủ trì thực hiện (dự án đã được nghiệm thu đạt loại xuất sắc vào tháng 6/2019).
Trang trướcTrang sau