Cá lăng chấm là loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế cao, là ðối týợng cần
ðýợc bảo vệ ghi trong sách ðỏ Việt Nam, và có thể phát triển bằng bảo tồn tự
nhiên trên các hồ chứa nýớc, sông lớn đầu nguồn. Công ty CP giống thủy sản
Thanh Hóa được UBND tỉnh Thanh Hóa giao chủ trì dự án: “Sản xuất giống cá Lăng
chấm (Hemibagrus guttatus – Lacepede 1803) bằng công nghệ nhân tạo tại
Thanh Hóa”. Sau 2 năm thực hiện dự án, đơn vị chủ trì đã sản xuất được hàng vạn
giống cá Lăng bằng sinh sản nhân tạo cung ứng cho phát triển nuôi trồng thủy
sản và tiếp tục sản xuất hàng triệu cá giống bản địa theo dự án chương trình
NTMN năm 2011-2013 nhằm phát triển nguồn lợi thủy sản các sông hồ lớn đầu nguồn
của tỉnh Thanh Hóa.
Sau đây là quy trình hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá Lăng chấm (Hemibagrus
guttatus-Lacepede 1803) bằng công nghệ nhân tạo:
1. Chuẩn bị ao nuôi: Ao nuôi cần đáp ứng các điều kiện :
- Ao hình chữ nhật với diện tích ao nuôi :800 – 1200m2, độ sâu
nước: 1,2 – 1,5m, độ sâu bùn đáy: 0,2 – 0,3m.
- Bờ ao có thể là bờ đất hoặc được xây kè kiên cố bằng gạch hoặc lát
bêtông với các góc lượn tròn và có cống cấp và thoát nước đảm bỏa cho việc cấp
nước dễ dàng vì trong quá trình nuôi vỗ thường xuyên phải thay nước.
- Lắp đặt máy bơm có công suất 1,5kw/chiếc đặt chéo 2 góc ao để tạo chảy
nhân tạo trong ao đồng thời lắp đặt 1 máy bơm nước có công suất 1,5kw đảm bảo
phun mưa nhân tạo đều khắp nơi.
- Trước khi sử dụng, tiến hành tát cạn nước, dùng vôi bột tẩy ao với lượng
7-10kg/100m2 ao. Phơi đáy ao 2 – 3 ngày sau đó lấy nước vào qua lưới
lọc đến độ sâu cần thiết.
- Môi trường ao nuôi vỗ: PH = 7 - 8,5;
DO > 5 mg/l; độ trong > 25cm
2.Chọn giống:
- Tiêu chuẩn cá giống bố mẹ: khỏe mạnh, không bệnh tật, không dị hình,
thân không có vết thương. Màu sắc lưng cá xám nhạt, bụng trắng. Tuổi cá lớn hơn
4 tuổi; Khối lượng phải lớn hơn 2,5kg.
3.Mật độ nuôi vỗ:
- Mật độ thả: mật độ 18-22 kg/100m2, tỷ lệ đực cái là 1/1.
4.Thời gian nuôi vỗ: Từ tháng 12 đến tháng 4
5.Chế độ chăm sóc và quản lý áo
nuôi:
5.1. Thức ăn và chế độ cho ăn:
- Thức ăn
nuôi vỗ cá Lăng chấm bố mẹ là cá mè, cá tạp băm thành miếng 23 cm. Tôm để nguyên con. Tỷ lệ cá và tôm cho ăn theo trọng lượng là 3/1 từ
tháng 12 cho tới khi cá đẻ xong hoàn toàn, cho cá theo khẩu phần này với mức
thỏa mãn.Giai đoạn sau khi cá đẻ xong tới tháng 12 chỉ cho cá ăn cá mà không
cho cá ăn tôm hoặc có thể cho cá bố mẹ ăn thức ăn chế biến. ngày cho ăn 2 lần
9h00 và 17h00.
5.2. Chế độ bổ sung kích nước trong ao nuôi vỗ:
- Thường xuyên thay nước khoảng 25-30% lượng nước trong ao mỗi tuần.
+ Tháng 12 bơm nước 4h/ngày, tháng 1 bơm nước 8h/ngày, tháng 2 bơm nước
16h/ngày, tháng 3 đến khi cho đẻ xong bơm nước 24/24h.
5.3. Chế độ phun mưa nhân tạo trong ao:
- Tháng1,tháng 2 phun mưa trong ao vào 1-4h chiều, tháng 3-4 phun mưa từ
3h-6h sáng.
5.4. Quản lý ao nuôi vỗ:
- Hàng ngày, buổi sáng kiểm tra ao, quan sát hoạt động
của cá, thức ăn dư thừa để có biện pháp xử lý và điều chỉnh phù hợp.Đến đầu
tháng 4 kiểm tra mức độ thành thục của bố mẹ để cho đẻ.
6.Cho cá đẻ nhân tạo:
6.1. Công trình cho cá đẻ: Cá bố mẹ được nhốt trong hệ thống bể xi măng tròn đường
kính 2,0m, giữ mức nước 0,5m, thường xuyên cho nước chảy nhẹ kết hợp sục khí
đảm bảo lượng oxy hòa tan cao hơn 5,5mg/l.
6.2. Mùa vụ cá đẻ : Thường vào cuối tháng 4 đến cuối tháng 5
6.3.Điều kiện nhiệt độ: Thích hợp cho cá Lăng chấm đẻ từ 26-300 C
6.4. Kỹ thuật chọn cá bố mẹ:
- Đối với cá cái: Quan sát lỗ sinh dục cá ở nơi đủ ánh
sáng để phân biệt được màu sắc, hình dạng ngoài của bụng và lỗ sinh dục. Nếu lỗ
sinh dục hơi sưng và có màu hồng đỏ là được. Dùng tay để cảm nhận độ mềm của
bụng cá. Nếu bụng cá mềm, đàn hồi tốt thì chọn, nếu bụng quá mềm thì trứng đã
bị thoái hóa. Dùng que thăm trứng lấy một ít trứng đưa vào đĩa có nước trong
sạch quan sát hạt trứng ở nơi đủ ánh sáng để phân bietek màu sắc, hình thái hạt
trứng. Trứng cá thành thục có màu vàng sáng, các hạt trứng rời nhau, căng tròn,
đàn hồi tốt. Cho trứng vào dung dịch thuốc thử nếu thấy khoảng ½ đến 2/3 số
trứng có nhân lệch cực thì cá đã thành thục thì cho đẻ.
- Đối với cá đực: Kiểm tra hình thái ngoài, chọn những
con có bụng hẹp, phẳng, lỗ sinh dục có màu tím đỏ, sưng to hơn bình thường. Sẹ
của 1 con cá đực thành thục tốt có thể thụ tinh được cho trứng của 3-5 cá cái
có cùng kích cỡ.
6.5. Liều lượng kích dục tố và cách tiêm:
- Liều lượng cho cá cái: 15-20g LRHa + 6 mg Domperidon/kg
- Liều lượng cá đực bằng 1/3 liều tiêm cho cá cái
Tiêm cho cá 2 lần, lần 1 cách lần 2 khoảng 23-24h, liều
lượng của lần 1 bằng 1/5 của tổng liều tiêm. Thời gian tiêm cá đực cùng
với thời gian tiêm của cái. Vị trí tiêm
ở gốc vây ngực.Thời gian hiệu ứng của thuốc theo nhiệt độ nước:
Nhiệt độ nước (0C)
|
24 - 2 5
|
25 - 27
|
28 - 29
|
Thời gian (h)
|
23 - 30
|
20 -26
|
19 - 24
|
6.6. Vuốt trứng, mổ cá đực lấy sẹ và thụ tinh nhân tạo:
6.6.1.
Vuốt trứng, mổ cá đực:
- Lật ngửa cá, dùng tay ấn
nhẹ bụng cá, nếu thấy trứng chảy ra thì bắt cá đực cho vào dung dịch thuốc gây
mê pha sẵn. Tiến hành mổ cá đực, dùng kéo rạch 1 vết dài 7-10cm tại lườn bụng
cách lỗ hậu môn 5-6cm, sau đó dùng ngón tay trỏ vén ruột và mỡ cá ra cho tới
khi nhìn thấy tuyến sẹ là hai dỉa dài hình lược nằm dưới thận, dùng panh gắp
tuyến sẹ ra cho vào đĩa lồng. Sát trùng và khâu lại vết mổ của cá đực sau đó
thả bể cho cá hồi phục trước khi thả lại bể.
- Cùng thời gian tiến hành
vuốt trứng cá cái vào bát sạch và khô. Cuộn cá cái trong băng ca vải, thấm khô
nước ở bụng và lỗ sinh dục. Lấy tay ép nhẹ vào phần bụng dưới của cá để trứng
rơi vào bát. Khi xuất hiện máu thì ngừng vuốt trứng.
6.6.2. Phương pháp thụ tinh: Sau
khi trứng được vuốt từ cá cái, chắt bớt dịch trứng. Dùng kéo cắt nhỏ sẹ rồi
dùng cối sứ nghiền nhỏ. Đổ sẹ đã nghiền vào bát trứng sau đó dùng lông cánh gia
cầm trộn đều hỗn hợp để sẹ phân bố đều. Cho lượng nước sạch có thể tích bằng
1/5–1/4thể tích trứng rồi quấy nhẹ bằng lông cánh gia cầm trong khoảng 30-60
giây rồi rửa trứng bằng nước sạch nhiều lần và đem vào ấp.
7. Ấp trứng:
7.1. Dụng cụ ấp trứng:
- Khay ấp trứng có kích thước 0,37m 0,23m 0,05m có đáy bằng nhôm, xung quanh làm bằng lưới có cỡ mắt 25 mắt/cm2
đặt trong bể xi măng có kích thước 1,201,20m0,03m, mực nước sâu 0,20m, trứng ngập sâu trong nước 3-4cm.
7.2. Mật độ ấp trứng: 9-12 trứng/cm2
7.3.Chế độ chăm sóc, quản lý: Sục khí thường xuyên
trong bể đảm bảo hàm lượng oxy hòa tan đạt trên 6,0 mg/l. Trong quá trình ấp
trứng phải thường xuyên loại bỏ trứng hỏng và trứng không thụ tinh bằng ống hút
để tránh hiện tượng nấm phát triển gây chết cả những nấm có chất lượng tốt.
Thay nước định kỳ 8h/lần, mỗi lần thay khoảng 1/2 – 2/3/ lượng nước trong bể
ấp.
7.4. Thời gian ấp: tại nhiệt độ nước bể ấp 23 – 290C trứng cá
nở khoảng 51 – 67h
8. Ương nuôi cá bột:
8.1. Dụng cụ ương:
Hệ thống bể kính có diện
tích 0,25 – 0,50m/bể, độ sâu mực nước 0,25m, có hệ thống cấp thoát chủ động.
Mỗi bể đều được lắp đặt 1 cục sủi khí.
Trước khi ương cần tẩy trùng sạch sẽ bằng Formalin nồng độ 40ppm.
8.2. Mật độ ương và thời gian ương:
- Mật độ ương: 4000 – 6000 con/m2 bể, thời gian ương: 20 ngày.
8.3.Chăm sóc và quản lý bể ương:
- Cho cá ăn: Trong 6 ngày đầu cá bột dinh dưỡng bằng noãn hoàng, từ ngày
thứ 7 -11 cá bắt đầu ăn động vật phù du cỡ nhỏ. Từ ngày 12 đến ngày 30 cho cá
ăn trùng chỉ( giun nước) cho ăn theo mức thỏa mãn 3 lần/ ngày.Sau mỗi lần cho
cá ăn cần xi phông hết chất thải, thức ăn thừa. Cho nước chảy nhẹ thường xuyên
qua bể với lưu tốc 0,5 lít/phút.Sục khí thường xuyên đảm bảo hàm lượng oxy 6 mg/l. Thường xuyên quan sát hoạt
động và mức độ sử dụng thức ăn của cá để phát hiện bệnh nhằm có biện pháp điều
trị kịp thời.
8.4. Thu hoạch: Dùng vợt bắt hết cá sau đó tháo cạn nước và thu
toàn bộ cá. Thao tác bắt cá phải nhẹ nhàng không làm cá trầy xước.
9. Ương nuôi cá hương:
9.1.Dụng cụ bể ương: Bể xi măng 2-3 m2, bể xi măng tròn
có cống thoát nước ở giữa. Độ sâu nước giữ thường xuyên 0,5m.
9.2. Mật độ ương và thời gian ương:
- Mật độ ương: 1000 – 1300 con/m2.Thời gian ương: 30 ngày
9.3.Chăm sóc và quản lý bể ương:
- Trong 2-3 ngày đầu tiên cho cá ăn ấu trùng chỉ sau đó cho cá ăn thịt cá
ăn thịt cá tươi băm nhỏ và sau đó luyện cho cá ăn thức ăn tổng hợp.
- Chế độ thay nước: Hàng ngày thay nước trong bể ương 2 lần sau khi cho cá
ăn lần 1 và lần 4, mỗi lần thay 70 -80% lượng nước trong bể.
10. Ương nuôi cá hương lên giống: Bể
xi măng có diện tích 3m2. Có cống cấp thoát
nước, mật độ ương 200 con/m2. Chế độ chăm sóc quản lý như ương cá
hương.
11. Theo dõi và điều
trị bệnh cho cá Lăng Chấm:
- Bệnh nấm thủy mi:
Phòng trị bệnh: làm sạch bể ương và dụng cụ ấp trứng, khử trùng bằng nước muối
các dụng cụ sau mỗi lần ấp trứng. Dùng Formalin với nồng độ 60ppm để khử nấm ở
trứng.
- Bệnh trùng miệng
lệch: phòng trị bệnh: Tắm cá trong dung dịch CuSo4 với nồng độ 2ppm
với thời gian 5-10 phút.Sau khi khỏi bệnh điều trị ngay bằng thuốc kháng sinh
Rifamicin,Tetracylin với nồng độ là 20 ppm trong 1h.
- Bệnh trùng quả dưa:
Phương pháp điều trị: Ngâm cá trong dung dịch Formalin với nồng độ 15ppm trong
4-5 ngày.
- Bệnh trùng bánh xe:
Phòng trị bệnh: Tắm cho cá bằng CuSo4 với nồng độ 2ppm trong 5-10
phút.
Hiệu quả của mô hình không chỉ làm
tăng năng suất mà còn đóng góp một phần vào sự phát triển nuôi trồng thủy sản
bền vững của Thanh Hóa đồng thời làm tăng sản phẩm giống cá mới có giá trị cao
cho NTTS, vừa tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và người nuôi, vừa bổ sung và
nâng cao kiến thức cho người NTTS.
Cao
Phượng