Làm
sao để các sản phẩm khoa học và công nghệ (KH&CN) được đưa vào đời sống, đó
là mong mỏi bấy lâu của các các nữ khoa học gia thuộc Hội Nữ trí thức Việt Nam
nói chung và Trung tâm Ứng dụng KHCN và khởi nghiệp nói riêng (Trung tâm).
Đây là ý kiến chia sẻ của
các nhà khoa học nữ tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2017 và phương hướng
hoạt động năm 2018. Tham dự Hội nghị có GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu, Chủ tịch
Hội Nữ trí thức Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Thị Hòe, Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức
Việt Nam, Chủ tịch tập đoàn Sơn KOVA; Bà Nguyễn Thị Hồi, Phó Chủ tịch Hội Nữ
trí thức Việt Nam; Bà Lê Thị Khánh Vân, Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam,
Giám đốc Trung tâm; Bà Phạm Thị Mỵ, Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam;
PGS.TS Trần Thị Oanh, Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam.
Báo cáo tại Hội nghị, Bà Lê
Thị Khánh Vân, Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam, Giám đốc Trung tâm cho
biết: Hiện nay, tại Văn phòng của Trung tâm đã tập trung trưng bày và giới
thiệu hơn 200 công nghệ, thiết bị và sản phẩm thiết yếu với đời sống và sản
xuất nông nghiệp sạch như: vật liệu nano, công nghệ protein và enzyme với sản
phẩm men tiêu hóa các loại, công nghệ vi sinh, công nghệ sinh - y học, công
nghệ sinh học nano, công nghệ sinh học môi trường…
Các sản phẩm được giới
thiệu trưng bày là kết quả nghiên cứu của các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp,
các tập thể và cá nhân nữ đã được kiểm nghiệm, nghiệm thu và ứng dụng thành
công; công nghệ và thiết bị đã hoàn thiện và sẵn sàng chuyển giao; đã được đăng
kỳ bảo hộ sở hữu trí tuệ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hợp chuẩn, hợp quy,
chất lượng tốt và giá rẻ hơn so với hàng ngoại nhập.
Bên cạnh đó, năm qua Trung
tâm đã tổ chức thành công nhiều Hội thảo như: Hội thảo Hiệp định thương mại tự
do, thông tin công nghệ và cách thức tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ; Diễn đàn
khởi nghiệp KHCN và Kết nối đầu tư; Hội thảo chuyên đề vật liệu Nano và truyền
cảm hứng khởi nghiệp cho sinh viên của Trường Đại học Thương mại; Tư vấn chuyên
đề về thực phẩm chức năng và chăm sóc sức khỏe; Hội thảo chuyên đề về thải độc
cơ thể không cần uống thuốc; Hội thảo chuyên đề về thải độc cơ thể không cần
uống thuốc; Tập huấn công nghệ mới trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng
thủy sản an toàn; Khóa đào tạo “Công nghệ mới, quản trị doanh nghiệp, phương
thức xây dựng thương hiệu và gọi vốn”.
Ngoài ra, Trung tâm đã tham
gia triển lãm công nghệ: Tham gia triển lãm tại Bảo tàng phụ nữ nhân ngày Lễ
phát động an toàn thực phẩm; Tham gia Triển lãm Phụ nữ sáng tạo; Tham gia Triển
lãm Phụ nữ sáng tạo; Trung tâm tổ chức Đoàn tham dự Hội thảo Quốc tế về Giới
trong KH&CN và Triển lãm công nghệ tại Đài Loan.
Đặc biệt, Trung tâm còn tổ
chức các hoạt động Tư vấn và kết nối: Nhà khoa học nữ tư vấn công nghệ cho
doanh nghiệp; Tư vấn và kết nối các nhà khoa học với doanh nghiệp Việt Nam và
nước ngoài; Phối hợp đưa thông tin KH&CN trong quá trình triển khai Dự án
“Nâng cao năng lực sử dụng máy tính, điện thoại di động thông minh và Internet
cho cán bộ, hội viên Hội Nông dân Việt Nam” do Google tài trợ;…
Chia sẻ tâm huyết và kinh
nghiệm của bản thân suốt 20 năm điều hành và phát triển Tập đoàn sơn KOVA,
PGS.TS Nguyễn Thị Hòe – Chủ tịch Tập đoàn cho biết: Từ hai bàn tay trắng, hoàn
toàn đi lên bằng KH&CN, Tập đoàn sơn KOVA đến nay đã có mặt ở nhiều nước
trên thế giới như Mỹ, Nga, Ý, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Campuchia…; Bằng kinh
nghiệm và tâm huyết đó, KOVA hy vọng sẽ giúp cho nhiều nhà khoa học trẻ khởi
nghiệp và phát triển bằng chính tri thức KH&CN của mình, giúp các nhà khoa
học nữ có thể thương mại hóa các sản phẩm KH&CN, đóng góp nhiều hơn nữa cho
xã hội. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hòe, để thành công trong nghiên cứu, ứng dụng
vào thực tiễn thì nhà khoa học rất cần có sự đam mê, theo đuổi đến cùng cũng
như dám đương đầu với vô vàn khó khăn, thử thách. Các nhà khoa học nữ cần ưu
tiên đầu tư cho các sản phẩm KH&CN bám sát hơn nhu cầu thực tiễn và thiết
thực hơn. Có như vậy, thì nghiên cứu của các nhà khoa học nữ mới thành công được,
và sống được bằng chính nghiên cứu của mình.
Phát biểu tại buổi tổng
kết, GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam đã biểu
dương vai trò của Trung tâm Ứng dụng KHCN & Khởi nghiệp trong việc tuyên
truyền, quảng bá giới thiệu các sản phẩm sáng tạo của các nhà khoa học nữ đến
với cộng đồng. Đồng thời, bà cũng bày tỏ mong muốn, năm tới Trung tâm sẽ đạt
được nhiều kết quả cao hơn nữa.
Tại Hội nghị, các đại biểu
đã cùng nhau thảo luận về kế hoạch hoạt động của Trung tâm trong năm 2018. Theo
đó, Trung tâm tham gia vào Mạng lưới kinh doanh toàn quốc tế (BNI) với mục tiêu
là hợp tác các đối tác trong xây dựng, các nhà thầu và cộng đồng để tiêu thụ
các sản phẩm công nghệ cao của các nhà khoa học nữ: Sơn Nano cao cấp, các chế
phẩm sinh học nano; Trung tâm đã có kế hoạch phối hợp với Trung tâm đào tạo của
Cục Sở hữu trí tuệ để tổ chức các lớp đào tạo về sở hữu trí tuệ và phương thức
thương mại hóa kết quả nghiên cứu cho các nhà khoa học tại 42 Dương Khuê.
Bên cạnh đó, Trung tâm sẽ
tham gia các Techmart và triển lãm công nghệ trong và ngoài nước; Phối hợp với
các đơn vị liên quan, Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI), các sở
KH&CN của các tỉnh để tổ chức các Hội thảo về công nghệ mới; Phối hợp với
các tổ chức liên quan trong nước và nước ngoài tổ chức các Diễn đàn KHCN và kết
nối đầu tư, diễn đàn khởi nghiệp; Phối hợp với một số Hội phụ nữ các tỉnh
chuyển giao Thư viện điện tử KH&CN cho địa phương; Phối hợp với các doanh
nghiệp tổ chức các hội thảo chuyên đề về công nghệ mới tại 42 Dương Khuê;…
Nguồn:
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN