Ngày 19/10/2018 tại Hà Nội,
Hội nghị soạn thảo Đề án Chiến lược sở hữu trí tuệ (SHTT) do đồng chí Chu Ngọc
Anh - Bộ Trưởng Bộ khoa học và Công nghệ
- trưởng ban soạn thảo Đề án, chủ trì Hội nghị.
Toàn cảnh
Hội nghị
“Hệ thống SHTT” đã trở thành công cụ quan
trọng để phát triển và sử dụng nguồn tài nguyên tri thức. Cùng với xu thế toàn
cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức, SHTT trở thành động lực phát triển kinh
tế, duy trì lợi thế cạnh tranh và xây dựng quốc gia sáng tạo. Với quan điểm đó,
Chiến lược SHTT quốc gia được xây dựng với mục tiêu tạo ra hệ thống SHTT quốc
gia hiệu quả gồm 3 yếu tố: sáng tạo, bảo hộ và khai thác SHTT. Xây dựng chính
sách SHTT quốc gia nhằm thúc đẩy việc đóng góp của SHTT trong phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội thông qua việc tạo môi trường sáng tạo liên tục, khuyến
khích hoạt động đổi mới sáng tạo của quốc gia, hướng tới mục tiệu Việt Nam trở
thành quốc gia sáng tạo; phát triển hệ thống SHTT hiệu quả để đẩy mạnh hoạt
động nghiên cứu sáng tạo của viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp và
cá nhân, làm gia tăng tài sản trí tuệ cho xã hội, tạo ra các thương hiệu nổi
tiếng, khai thác chỉ dẫn địa lý, nguồn gen, tri thức truyền thống..., góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; chính sách phát triển SHTT quốc
gia gắn kết chặt chẽ với các chính sách phát triển kinh tế quốc gia; hình thành
các ngành công nghiệp thâm dụng SHTT, gia tăng đóng góp đáng kể vào GDP.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ
trưởng Chu Ngọc Anh cho biết, trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đại biểu về Đề
cương chiến lược SHTT quốc gia, kế hoạch xây dựng chiến lược..., Ban soạn thảo
sẽ tiếp thu, hoàn chỉnh Đề cương và thực hiện các công việc tiếp theo để sớm
xây dựng xong Chiến lược SHTT quốc gia trong năm 2019.
Phòng Thông tin KH&CN