MÔ HÌNH CHĂN NUÔI GÀ RỪNG BÁN TỰ NHIÊN TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN – NHƯ THANH - 16:11 16/06/2014

Chia sẻ facebook

Gà rừng có tên khoa học là (Gallus gallus spadiceus Linnaeus) đây là một loại hoang cầm rất phổ biến, sống trong nhiều kiểu rừng khác nhau, sinh cảnh thích hợp nhất là rừng thứ sinh gần nương rẫy, hay rừng gỗ pha tre, nứa. Thịt gà rừng thơm, ngon và bổ dưỡng được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng – đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân.

Vườn quốc gia Bến En có tổng diện tích rừng tự nhiên lớn tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện mô hình chăn nuôi gà rừng bán tự nhiên tại vùng đệm. Kinh nghiệm nuôi gà rừng đã được đúc kết thành Quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà rừng như sau:

Bước 1: Chuồng trại , chuồng nuôi:

- Vị trí chuồng nuôi: Khô ráo, dễ thoát nước, thoáng mát, cách xa các trại chăn nuôi gia cầm, gia súc khác tránh lây nhiễm. Hướng chuồng thiết kế giữ được mùa Đông thì ấm, mùa hè thoáng mát; Mái hiên đưa ra từ 1-1,2m; Chuồng ngăn các ô bằng lưới mắt cáo hoặc bằng các phên tre, nứa có các lỗ đan rộng từ 2-4cm; Xung quanh chân tường xây gạch cao 40cm, nền đổ cát vàng dày tù 20-25cm.

- Chuồng nuôi: Phải để trống trước khi đưa gà vào nuôi từ 15-20 ngày và được xử lý theo quy định về phòng dịch, tường, nền được quét vôi đặc nồng độ 40%; Sau đó phun tiêu độc bằng xút NaOH 2% với liều 0,25 lít/m2 hoặc bằng thuốc sát trùng Foocmol 3% phun 1-2 lần.

Bước 2: Chọn gà giống:

            Gà con phải nhanh nhẹn, mắt sang, bụng gọn, chân mập mạp, lông bong và có các viền nâu, đen chạy dọc theo cơ thể từ đầu cho tới đuôi, trọng luợng 21-22 g/con.

Buớc 3: Nhiệt độ, độ ẩm và thông thoáng:

         Hai tuần đầu tiên gà con không tự điều chỉnh được thân nhiệt một cách hoàn hảo, do vậy các bệnh về hô hấp, tiêu hóa rất dễ phát sinh khi độ ẩm môi truờng lên cao, ảnh hửong trực tiếp đến khả năng sinh truởng của gà. Sau đây là bảng yêu cầu nhiệt độ và độ ẩm của gà:


Ngày tuổi

Nhiệt độ trong thùng úm (­­­0C)

Nhiệt độ chuồng nuôi (0 C)

Ẩm độ tương đối

(%)

1-7

37

28-30

 

 

60-70

8-14

35

25-28

15-21

32

23-35

22-28

28

22-23

Sau 28 ngày

26

18-21

            Gà con cần chiếu sang 24/24 giờ trong 3 tuần đầu tiên, sau 4-6 tuần giảm thời gian chiếu sáng (ban ngày dùng ánh sang tự nhiên, ban đêm mới thắp đèn điện).

Bước 4: Nước uống:

- Cung cấp nước sạch, tốt nhất pha them đường Glucoza 5 gam và Vitamin C 1 gam/Lít nước uống vào những ngày đầu tiên, nhiệt độ nước tốt nhất là 18-210C

- Sử dụng máng nước tự động bằng nhựa 1 lít/50 gà con. Vị trí đặt máng nước là góc của thùng úm.

Bước 5: Thức ăn và kỹ thuật cho ăn:

- Thức ăn nuôi gà được phối chế cân đối đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển. Khẩu phần ăn có thể phối chế đa nguyên liệu, sử dụng thức ăn bổ sung động vật, thực vật, Bcomlex và Vitamin. Không sử dụng nguyên liệu hôi mốc, hoặc bột cá mặn, đậu tương phải rang chín.

- Chỉ nên cung cấp lượng ăn vừa đủ, một ngày cho ăn từ 5-6 luợt để thức ăn luôn được mới thơm, hấp dẫn và tránh lãng phí.

- Gà sinh sản có thể sử dụng thức ăn cám công nghiệp, hoặc cám tổng hợp (là cám công nghiệp kết hợp với cám tự nhiên).

Bước 6: Mật độ nuôi

- Tùy thuộc vào điều kiện chuồng trại, mùa vụ, khí hậu mà quyết định mật độ nuôi; Nếu mật độ càng thấp sẽ cho khả năng tăng trưởng cao và tỷ lệ nhiễm bệnh thấp và ngược lại.

- 1 tuần tuổi mật độ 50 con/m2; 2-4 tuần tuổi mật độ 25 con/m2; 5-8 tuần tuổi mật độ 8-10 con/m2; Trên 9 tuần tuổi mật độ 508 con/m2.

Bước 7: Thông thoáng khí :

- Thùng úm gà con 1 ngày tuổi phải che chắn kỹ, đảm bảo ít có sự thay đổi không khí; Khoảng 3 ngày sau khi sự trao đổi chất của gà tăng lên cần phải thay đổi không khí để tránh bị ẩm thấp, ngột ngạt làm phát sinh bệnh cầu trùng và hô hấp.

Bước 8: Vệ sinh phòng bệnh

- Đảm bảo nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương. Phải theo dõi quan sát  đàn gà thường xuyên như: Ăn, uống, ngủ, chất bài tiết để phát hiện và xử lý nhanh chóng tất cả các dấu hiệu bất thường.

- Trong ô chuồng chỉ nên nuôi gà cùng một lứa tuổi, không nuôi kèm các động vật khác; Định kỳ diệt trừ các loại gặm nhấm, chim hoang và côn trùng khác.

Bước 9: Chuẩn bị ổ đẻ cho gà:

- Ổ đẻ của gà thường làm trên nền vào trong góc chuồng nuôi, số lượng phải đủ, tôt nhất là một mái/ổ.Khu vực ổ đẻ dùng cành cây che đậy để giảm ánh sang chiếu vào, chất lót ổ đẻ phải bằng rơm, rạ hoặc các loại lá cây khô khác, nhưng phải sạch sẽ và thay đổi thường xuyên 1 tháng/lần.

Bước 10: Thu nhặt trứng và bảo quản

Thu nhặt trứng từ 2-3 lần/ ngày để hạn chế dập vỡ và bẩn trứng; Bảo quản trứng ở nơi thoáng mát sạch sẽ, nhiệt độ từ 15-180C, ẩm dộ 75%, mùa đông bảo quản được 7 ngày, mùa hè bảo quản được 5 ngày.

Bứớc 11: Phòng dịch và tiêm phòng định kỳ

- Lịch dùng thuốc phòng bệnh:

 

Ngày tuổi

Thuốc dùng

Liều lượng

Cách dùng

Phòng bệnh

1-4

T.umgiaca hoặc úm gia cầm

10g/100kg gà/ngày đêm

Pha nước đổ máng uống

Bạch ly và tiêu chảy do E.coli

3-20

Đường Gluco+VitaminC+ Bcomplex

20g Gluco+10VitaminC+20Bcomplex cho 100 kg gà/ngày đêm

Pha nước đổ vào máng uống, cứ dùng 3 ngày nghỉ 3 ngày

Tăng đề kháng

7-30

Tylosin hoặc Anti CRD hoặc CCRD

10g/100kg gà/ngày đêm

Pha nước đổ vào máng, cứ dùng 1 ngày nghỉ 3 ngày

Hen gà

7-30

ESB3 hoặc Anticocid hoặc cầu trùng năm thái

10g/100kg gà/ngày đêm

Pha nước đổ vào máng, dùng 1 nagỳ nghỉ 3 ngày lặp lại

Cầu trùng

40,60,80,120

Piperazin

50g/100kg thức ăn

Trộn thức ăn vào các ngày nói trên

Tẩy giun

- Lịch dùng văcxin phòng bệnh:

Ngày tuổi

Loại Văcxin

Phòng bệnh

3-5

Lasota lần 1

Bệnh Newcastle

7

Đậu gà

Bệnh đậu gà

10

Gum A

Bệnh Gumboro

14-15

Lasota lần 2

Bệnh Newcastle

18-20

Gum 228 E

Bệnh Gumboro

30

Cúm gia cầm lần 1

Bệnh cúm gia cầm

50

Newcastle hệ 1 lần 1

 Bệnh Newcastle

100

Cúm gia cầm lần 2

Bệnh cúm gia cầm

120

Newcastle hệ 1 lần 1

Bệnh Newcastle

            Để nhằm đáp ứng đựợc nhu cầu thị trường và bảo tồn có hiệu quả loài gà rừng trong tự nhiên, thì cần thiết phải có những hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi,nhất là đặc điểm sinh học, sinh thái, kỹ thuật thiết kế chuồng trại, bệnh tật và cách phòng chống cũng như các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và nguồn thức ăn chăn nuôi phù hơp. Mô hình chăn nuôi gà rừng không những đem lại hiệu quả kinh tế mà còn nhằm từng bước bảo tồn, phát triển và khai thác hợp lý các giá trị kinh tế của nó mang lại.

 

Bài viết: Nguyễn Thị Tâm