Giống
khoai tây Marabel chọn ra theo phương pháp nhập nội từ bộ giống khoai tây do
Cộng hòa Liên bang Đức gửi sang Việt Nam để khảo nghiệm đánh giá, đã được Bộ
Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống Quốc gia cho sản xuất theo Quyết định
số: 319/QĐ-TT-CLT ký ngày 15/12/2008 và được công nhận là bộ giống
quốc gia.
Giống khoai tây Marabel là giống
có đặc tính quý, dễ sản xuất, cho năng suất và hiệu quả cao luôn có thị trường
tiêu thụ , thích hợp trồng ở nhiều vùng: Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền
núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ. Thời gian sinh trưởng 80 - 85 ngày, có hàm lượng
chất khô khá cao từ 20 -25%, có mùi thơm đặc trưng của khoai tây, củ hình ovan
to, mắt vuông, vỏ vàng, ruột vàng đậm và nhiều củ; Mầm củ: màu xanh, mầm to, khoẻ, một củ có từ 2-4 mầm.,
thân đứng, mập và thấp, chịu bệnh khá, chịu úng trung bình. Vị đậm, ăn rất ngon
và thích hợp cho ăn tươi,
thị trường ưa chuộng và dễ tiêu thụ. Theo đánh giá, năng suất tiêu chuẩn tại
Châu Âu từ 50 - 60 tấn/ha, tại Việt Nam trong điều kiện thời tiết thuận lợi,
thâm canh tốt năng suất có thể đạt tới 35 - 40 tấn/ha và ổn định qua các vụ trồng. .
Với kết quả bước đầu mô hình sản xuất giống khoai
tây giống mới Marabel lần đầu tiên trồng tại các huyện Hoàng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Nông Cống, Nông Cống, Thiệu Hóa, Cẩm
Thủy, Tĩnh Gia. Trong đó, Hoằng Hóa (trên 100ha) và Hậu Lộc (34ha) trên
địa bàn tỉnh năng suất bình quân từ 20 đến 30 tấn 1 ha mỗi vụ, cá biệt có
những hộ đạt đến 35 - 40 tấn/ha.
doanh thu đạt 140 - 280 triệu đồng/ha, trừ chi phí đầu tư dao động từ 55 - 60
triệu/ha thì hiệu quả kinh tế thu được đạt từ 85 - 220 triệu đồng, lợi
nhuận sau khi đã trừ đi các khoản chi phí đầu tư của mô hình đạt 58.300.000
đồng/ha. Để mô hình được nhân rộng, phát triển bền vững với mục tiêu tạo
tiền đề cho việc hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung mang lại hiệu quả
kinh tế cao, Công ty CPNNQT An Việt sẽ tiếp tục liên
kết với các địa phương mở rộng diện tích trồng khoai tây vụ Đông Xuân
2016-2017 và định hướng đến năm 2020 lên tới 1.000 ha tại 13 huyện trên địa bàn tỉnh Thanh. Nhằm tạo
chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh
tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản có tiềm năng, lợi thế, có thị trường
tiêu thu; Nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho cư dân nông thôn, công ty
chủ động cung cấp giống Marabel nguyên chủng
nhập khẩu từ Đức và cho nông dân nợ toàn bộ tiền giống năm đầu tiên, cho HTX nợ
toàn bộ kinh phí phân bón nếu có nhu cầu.
Để giúp bà con trồng khoai tây đúng kỹ thuật, hạn
chế sâu bệnh hại và cho năng suất cao chúng tôi xin giới thiệu với bà con quy trình kỹ thuật
trồng khoai tây Marabel do Bộ NN&PT Nông thô đưa
ra như sau:
1. Làm đất, lên luống
-
Làm đất: Sau khi cày bừa làm nhỏ đất bằng trâu bò hoặc máy cần kết hợp với thu
gom rơm rạ để hạn chế sâu bệnh. Đối với ruộng làm giống nên chọn chân đất cát
pha, hoặc thịt nhẹ có tầng canh tác dày, độ màu mỡ cao, thuận tiện tưới tiêu
nước, tốt nhất là ruộng luân canh với lúa nước.
-
Lên luống: Yêu cầu chiều rộng của luống trồng hàng đôi rộng
Mô
hình trồng khoai tây che phủ xác thực vật tại xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa,
Thanh Hóa
1,2
m và luống cao 0,25 m để thuận tiện cho việc tưới và tiêu nước.
2. Thời vụ và mật độ trồng
-
Thời vụ trồng: vụ đông xuân hoặc xuân, trồng tốt nhất từ 30/11 đến 15/12 hoặc
có thể kéo dài đến 30/12.
-
Mật độ trồng: mật độ trồng 6 củ/m2, tương đương 1.800 củ/sào Bắc Bộ với khoảng
cách trồng hàng và củ là: 40 x 25cm.
3. Phân bón và cách bón (quy cho 1ha)
-
Liều lượng: Phân chuồng hoai mục: 15-20 tấn (nếu không có phân chuồng có thể
thay thế bằng 5 tấn phân gia cầm ủ mục) + 150kg N + 150kg P205 + 150kg K20 (Quy
ra 1 sào Bắc Bộ 360 m2 tương đương với 12kg đạm urea, 25-30 kg lân supe, 9kg
Kali clorua).
-
Cách bón: Bón lót: 100% phân chuồng, phân lân + 1/3 lượng phân đạm và phân
kali.
+
Bón thúc lần 1: 1/3 đạm và 1/3 kali, kết hợp vun vồng luống
+
Bón thúc lần 2: 1/3 đạm và 1/3 kali còn lại, kết hợp vun và nạo vét rãnh
4. Nguồn giống, cỡ củ giống và cách trồng
* Nguồn giống: Chỉ dùng nguồn củ giống sạch bệnh, có độ trẻ
sinh lý để sản xuất khoai tây giống (có thể xử dụng nguồn giống trên nhập khẩu
hoặc nguồn giống trong nước theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào).
* Cỡ củ giống và cách trồng:
- Nên chọn cỡ củ giống 50g/củ (đường kính khoảng 3-4cm) để
trồng.
- Không được đặt củ khoai tây giống tiếp xúc với phân vô cơ
và ra phía ngoài mép luống sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng củ giống
sau này.
5. Vùng nhân giống
Chọn vùng để nhân giống là hết sức quan trọng để hạn chế
tốc độ lây nhiễm bệnh virus và một số bệnh khác cho khoai tây. Vùng nhân giống,
có khả năng cách ly côn trùng hoặc vùng có mật độ rệp thấp hoặc có thể bố trí
chân đất để sản xuất khoai tây giống trong điều kiện vụ xuân.
6. Chăm sóc và nhổ bỏ cây bệnh
Tưới nước phải kết hợp với xới xáo, làm cỏ, bón phân thúc.
Từ khi trồng đến khi khoai 60-70 ngày tuổi thường có 3 lần tưới nước, tùy theo
mua nhiều hay ít để tưới nước, tưới đủ ẩm không để đọng nước trong ruộng khoai.
-
Tưới lần 1: Sau trồng khoảng 2-3 ngày nếu đất khô có thể dẫn nước vào ruộng.
Với đất cát pha, cho nước vào rãnh ngập 1/2 luống. Với đất thịt, cho nước vào
rãnh ngập 1/3 luống.
-
Tưới lần 2: Sau tưới lần 1 khoảng 15-20 ngày lúc này phải kết hợp với vun xới
đợt 1.. Tưới nước lần hai cũng tương tự lần 1, kết hợp bón thúc đợt 1 và khử
lẫn cây lẫn giống, nhổ bỏ cây bệnh.
-
Tưới lần 3: Sau lần tưới 2 khoảng 15-20 ngày tiến hành tưới nước lần 3. Đợt
tưới nước này cũng là kết thúc cho chu kỳ sản xuất khoai tây, kết hợp bón thúc
đợt 2 và khử lẫn cây lẫn giống, nhổ bỏ cây bệnh.
7. Phòng trừ sâu bệnh
7.1. Sâu xám: Sâu xám thường cắn
ngang gốc cây khi khoai đang thời kỳ mọc. Khoảng 9-10 giờ tối ở dưới đất chui
lên mặt đất và bám vào cây để ăn lá, đến khoảng 5-6 giờ sáng thì chui xuống gốc
cây hoặc dưới đất để ẩn.
Biện
pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, bắt bằng tay (soi đèn vào 9-10 giờ tối hoặc
vào buổi sáng sớm). Dùng Basudine hạt để xử lý đất, liều lượng dùng từ 1,5-2,0kg
cho một sào Bắc bộ hoặc dùng Nuvacron nồng độ 0,15% hoặc Sumicidin 0,1% phun
vào buổi chiều ngay sau trồng.
7.2. Nhện trắng: Nhện trắng thường xuất
hiện và gây hại khi thời tiết ấm. Chúng ở mặt dưới lá non, ngọn cây và chích
hút dịch làm cho lá và ngọn quăn lại. Có thể dùng Supracide 40EC hoặc Pegrasus
để phun phòng trừ.
7.3. Bọ trĩ: Bọ trĩ xuất hiện và gây
hại khoai tây khi thời tiết ấm. Chúng chích hút dịch lá làm cho lá bị khô và
chết. Có thể dùng thuốc Supracide 40EC hoặc Treebon 10EC hoặc Sumicidin 20ND
hoặc Bassa 50EC, Sherpa nồng độ 0,1- 0,15% để phun trừ ngay khi bọ trĩ xuất
hiện.
7.4. Bệnh virút
Thường mắc các bệnh virút xoăn lùn, bệnh virút cuốn lá (PLRV),
bệnh virút khảm. Biện pháp phòng trừ bệnh virút chung: Diệt trừ các tác
nhân truyền bệnh như rệp và bọ phấn..., Sử dụng giống sạch bệnh và nhổ bỏ cây
bệnh.
7.5. Bệnh héo xanh
Bệnh héo xanh, do vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây nên.
Đây là loại bệnh nghiêm trọng phổ biến ở vùng nhiệt đới nóng ẩm và lây lan
nhanh.
Biện pháp phòng: Sử dụng củ giống sạch bệnh, không bón phân
tươi và nhổ bỏ cây bệnh. Luân canh với lúa nước, không nên trồng khoai tây ở
những ruộng mà trước đó vừa mới trồng khoai tây hoặc cây họ cà.
7.6. Bệnh mốc sương
Bệnh mốc sương do nấm Phytophhthora infestans gây nên. Khi
nhiệt độ xuống thấp từ 15-180C có mưa phùn kéo dài, trời nhiều mây mù, độ ẩm
không khí cao thường phát sinh bệnh mốc sương. Để hạn chế bệnh cần phải: Kiểm
tra đồng ruộng và phun phòng đều trên 2 bề mặt của lá bằng thuốc Boóc đô nồng
độ 1% hoặc Ridomil Mancozeb 72W; Zineb pha 25-30 gam/1 bình 10 lí .
8. Kiểm định đồng ruộng, thu hoạch và bảo quản
- Thu hoạch khoai tây ở thời điểm phù hợp với thời tiết khô
ráo. Trước khi thu cần loại bỏ cây bệnh, cây khác giống, khác dạng và cắt bỏ
thân lá để hạn chế bệnh hại truyền về củ giống.
- Khi thu hoạch, cần phân loại cỡ củ ngay trên đồng ruộng
để tránh sự xây sát. Củ giống bảo quản ở trong điều kiện kho lạnh 40c.
Thời gian đưa củ giống đưa vào kho lạnh để bảo quản từ 15-20 ngày sau khi thu
hoạch../
Nguyễn
Hòa