Mít Thái là giống cây dễ trồng,
ít công chăm sóc, không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian sinh
trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, đậu trái quanh năm, múi mọng
và giòn ngọt, đặc biệt cây trồng phù hợp với vùng đất đồi.
Sau đây xin giới thiệu một số phương
pháp trồng và chăm sóc cây mít Thái để bà con tham khảo:
Bước 1: Chuẩn bị
1. Tiêu chuẩn chọn giống
Dùng hạt cây Mít mật, Mít rừng gieo làm gốc ghép
cho mít dai. Tiến hành ghép khi cây gốc ghép được 5-6 tháng, cao 30-40cm, lá đã
ổn định. Có thể ghép mắt kiểu cửa sổ hoặc ghép áp, trong đó tỷ lệ thành công
của ghép áp cao hơn. Thời vụ cho chiết, giâm hom, ghép cây tốt nhất là tháng
3-4 (vụ xuân) và tháng 8-9 (vụ thu) khi nhựa trong cây ổn định. Bí quyết thành
công của các phương pháp nhân giống mít là giâm, ghép phải làm nhanh ngay sau
khi cắt; với chiết cần để nhựa khô 2-3 ngày mới bó bầu nếu không sẽ bị nhiễm
khuẩn mà chết khô cành.
2. Thời vụ và mật độ trồng
Đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch. Nếu
chủ động nguồn nước tưới có thể trồng sớm hơn, thậm chí trồng quanh năm.
- Trồng dày: Cây cách cây
5m, hàng cách hàng 6m. Một ha trồng khoảng 300 cây (vì phải chừa đường đi nội
bộ).
- Trồng thưa: Cây cách cây
6m hàng cách hàng 7m. Một ha trồng khoảng 210 cây. - Đất cằn cỗi nên trồng dầy,
đất tốt nên trồng thưa. Hiện nay, người ta có xu hướng trồng dầy để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn, sau đó áp dụng
phương pháp tỉa cành hay đốn tỉa bớt.
3.
Làm đất và đào hố trồng
- Đất bằng phẳng, phải xẻ mương rãnh sâu ít nhất
30 - 40cm (tùy nước thủy cấp ở từng nơi) để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc sâu
40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 - 70cm.
- Đất có độ dốc khoảng 5%, không cần đắp mô, chỉ
cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm.
- Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x
40cm và sâu 60cm.
- Mỗi hốc có thể trộn: 0,5kg vôi bột, 1-3kg phân
hữu cơ Better HG01 3-2-2. Hố trồng đào 50 cm x 50 cm x 50 cm, khi đào hố nên để
riêng lớp đất trên mặt ra một bên và đất ở lớp phía dưới ra một bên, bón lót
mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu cơ Komix 1 kg, 150-250 g
Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn thêm với 50 g Basudin 10H
và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH đất. Ngoài vật liệu bón
lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro bếp bón lót dễ gây thối
rễ và làm mặn đất.
4.
Phân bón lót
Bón lót mỗi hố 10-12 kg phân chuồng đã ủ hoai, hoặc phân hữu
cơ Komix 1 kg, 150-250 g Super lân, trộn đều với lớp đất mặt xung quanh, trộn
thêm với 50 g Basudin 10H và 0,5 kg vôi để phòng trừ mối kiến và nâng cao độ pH
đất. Ngoài vật liệu bón lót trên không nên dùng phân hữu cơ chưa hoai hay tro
bếp bón lót dễ gây thối rễ và làm mặn đất.
Bước 2: Kỹ thuật trồng
Dùng tay móc một lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn
chiều cao túi đựng thanh trà khoảng 2-3 cm, kích thước to hơn bầu cây đôi chút,
để túi cây trên mặt đất, dùng dao sắc rạch một đường xung quanh túi nilon, cách
đáy 2-3 cm, bóc lấy đáy túi ra. Xem xét bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần rễ cái,
rễ con ăn ra khỏi bầu đất, sau đó đặt vào hố trồng, lấp đất và rút bọc nilon
ra. Dùng tay lấp và ém chặc lớp đất xung quanh để cố định gốc cây con không bị
gió lay, chú ý đặt cây vào hố trồng sao cho sau khi trồng cổ rể ngang bằng với
nền đất xung quanh, không trồng âm hay lấp phần thân cây. Sau khi trồng cần làm
bồn đường kính khoảng 1 m để nước tưới không chảy ra ngoài. Trồng xong lấy cọc
cắm, buộc thân cây vào cọc tránh gió lay gốc, nên buộc lỏng bằng dây nilon. Nếu
trồng vào mùa mưa không cần che mát như sầu riêng hay măng cụt.
Bước 3: Chăm Sóc
1. Tưới nước:
Cần cung cấp
đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng
trừ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn
chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ
thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
2. Cắt tỉa, tạo hình
Chú ý chỉ tỉa cành tạo tán khi cây mít đạt chiều
cao khoảng 1m trở lên, khi cây chưa cho trái tỉa cành 2-3 lần/năm. Cây đã cho
trái tỉa cành 1 năm/lần vào thời điểm thu hoạch trái xong. Khi tỉa cắt bỏ các
cành gần sát mặt đất, cành tược, cành nhỏ mọc không đúng hướng, cành sâu bệnh.
Giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 40cm trở lên, chọn các cành mọc theo các
hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40 – 50cm, tạo thành tầng không
quá 5 cành cấp 1. Tỉa bỏ bớt cành cấp 2, cấp 3… cho cây thoáng nhằm chống sâu
bệnh và tăng năng suất.
3. Bón phân
+ Năm thứ 1: Sau khi trồng cứ 1-1,5 tháng
bón phân 1 lần, bón cho mỗi gốc 100-150 g NPK(15:15:15), xịt bổ sung phân bón
lá vi lượng như: number one hay Fetrilon-combi theo liều hướng dẫn, mục đích
giúp cây có đủ dưỡng chất và chất vi lượng cần thiết khi bộ dễ chưa bén đất
+ Năm thứ 2: lượng bón cho một cây là:
1,5-2,0 phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2.
+ Năm thứ
3: Cây bắt đầu cho trái kinh doanh, lượng phân tăng so với năm trước
0,5-1,0 kg/cây. Chia làm hai lần bón đầu và cuối mùa mưa. Trong thời gian quả
đạt trọng lượng tối đa sử dụng phân bón gốc Kali sulphate (K2SO4), bón mỗi gốc
400-500 g, kết hợp với phân bón lá 0-52-34 hoặc 10-52-17 phun cho cây 2-3 lần,
mỗi lần cách nhau 1 tuần như vậy trái sẽ chính tập trung, màu thịt quả vàng hơn
vàng mùi vị thơm ngon hơn.
4.
Phòng trừ sâu bệnh
Sâu đục thân,
đục cành: Có tên Margronia, thành trùng đẻ trứng trên lá non, trái non
sau đó đục vào thân cành. Xịt thuốc trừ sâu vào giai đoạn ra lá non, trái non
như Cyperan 5 EC, 10 EC, Decis 2,5EC, Bian 40-50 EC, Basudin 50 EC.
Ruồi đục trái: Do loài dacus
sp, đẻ trứng vào trái già, gây thối nhũn trái. Dùng chất dẫn dụ sinh học để
diệt ruồi đực. Bao bọc trái hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10 Nd, decis 25 ec…
Sâu đục trái: Gây hại nặng trên mít làm
giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa
trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất.Trái có thể bị hư hỏng hay bị
rụng sớm. Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh
học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý.
Ngài đục trái: Có nhiều loài
gây hại khác nhau, chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn trái chín. Cách
phòng trị giống như sâu đục trái.
Rầy rệp: Có rất nhiều
loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn
queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là Nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của
cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở
phần gốc và rễ. Dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị rầy rệp khi điều tra
có mật số cao: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec...
Bước 4: Thu hoạch và bảo quản
Cây mít cho trái rải vụ quanh năm, song vụ chính
vào tháng 6, 7. Thời gian từ lúc ra hoa đến lúc trái già khoảng 5 tháng, do đó
có thể căn cứ vào màu sắc trái để thu hoạch. Trái mít già, các gai nở căng,
chuyển từ màu xanh sang màu xanh vàng hoặc nâu nhạt, mủ lỏng và trong, vỗ kêu
bồm bộp, để vận chuyển đi xa nên thu hoạch lúc trái già.
Nguyễn Thị Yến