Kỹ thuật chăn nuôi chồn hương ở miền Bắc - 16:16 07/02/2020

Chia sẻ facebook

Chồn hương (cầy hương) có đặc điển thon nhỏ như loài mèo nhưng có vòi nhọn, mắt to. Chúng phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cầy hương phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi và trung du. Do vậy, mặc dù khu vực miền Nam chăn nuôi nhiều, nhưng khu vực ngoài Bắc cũng là nơi có khí hậu và địa hình rất phù hợp với loại con này.


1.      Chuồng nuôi

Do chồn hương sống trong hang hốc nên chuồng nuôi không cần cầu kỳ. Xây đơn giản bằng tường xi măng trên một khoảng sân trống hình chữ nhật. Các mặt xung quanh được bao bằng tấm lưới b40 và có cửa mở ra vào chắc chắn. Chồn có bản tính hoang dã, nên cần làm chuồng chắc chắn để chúng không phá chuồng chốn đi.

Đối với chuồng nuôi để chồn sinh sản: Cần thiết kế mặt bằng xi măng, hoặc bằng đất và được chia thành nhiều ngăn, mỗi ngăn có diện tích từ 5-10 m để nhốt các cặp chồn vào cho chúng giao phối. Nếu chồn có nhiều tầng thì các tầng được ngăn với nhau bằng tấm lưới mắt cáo có mắt nhỏ, tránh cho chồn con bị thụt chân. Chồn cần có chỗ thải phân và nước tiểu để dễ dàng vệ sinh.

Vào mùa đông ở miền Bắc, chuồng cần có hệ thống mái che bạt, che mưa, chắn gió để chồn không bị lạnh. Cần có đèn điện để sưới ấm, đặc biệt khi chồn đang mang thai, mới sinh con và nuôi con nhỏ. Chuồng cho chồn ở phải phải kiên cố để chồn ở lâu dài chứ không xây tạm bợ. Hệ thống nước uống, nước thải phân cần riêng biệt để tránh cho chồn ăn bẩn, uống bẩn dễ bị bệnh, nhất là bệnh tiêu chảy.

2.      Thời vụ nuôi

Thông thường thả chồn hương vào tháng 2-3. Thu, bán vào tháng 6-8. Chồn hương nếu được chăm sóc tốt sẽ tăng trọng lượng rất nhanh, có thể đạt 0,7-1kg. Khi chồn đạt khối lượng khoảng 4-6 kg thì xuất bán theo nhu cầu của khách hàng.

3.      Chọn giống

Chọn những con chồn được nuôi từ nhỏ, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông mượt, không bị thương tật, mắt mũi tinh tường, di chuyển nhanh nhẹn. Nên chọn con giống từ 1-1,5kg cho dễ nuôi, chúng sẽ làm quen tốt hơn với môi trường, người chăm sóc mới. Chọn chồn quá lớn sẽ khiến chúng stress, chậm sinh sản hơn.

4.      Ghép đôi, nhân giống

Khi chồn bắt đầu động dục thì con đực xả mùi hương đậm đặc, con cái thường cắn phá chuồng. Lúc này người nuôi cho chúng ghép đôi với nhau, quan sát quá trình giao phối và tách chúng ra ngay sau khi kịp thời gian giao phối kết thúc để tránh chúng cắn nhau. Chúng chỉ đẻ khi chủ nuôi cho chúng vào bồn đã chuẩn bị.

5.      Thức ăn

Thức ăn cho cầy hương trong mùa sinh sản phải tập trung nhiều dưỡng chất, cung cấp chất đạm từ thịt lợn, giun, rắn, mối những món ăn ưa thích của chồn. Buổi tối tăng cường cho chồn ăn cơm thịt, cơm cá vào buổi tối vì chúng có tập tính ăn vào ban đêm, ban ngày chỉ là bữa phụ.

Ngoài ra, cho chồn ăn chuối chín bóc vỏ để cả quả (1-2 quả/con/bữa) trộn lẫn với cháo đường (cho ngọt như nấu chè) nấu nhuyễn. Tất cả các loại thức ăn khi mới nuôi chồn đều phải tập làm quen dần dần sau đó mới tăng dần khối lượng.

6.      Vệ sinh chuồng trại

Ngoài việc cho ăn vừa đủ, tránh thức ăn thừa ôi thiu, hàng ngày cần phải dọn vệ sinh và thỉnh thoảng cho phơi chuồng dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt mầm bệnh, đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, không gây ô nhiễm môi trường. Phân, nước tiểu được thoát ra ngoài qua hệ thống cống rãnh được bố trí khi thiết kế. Chuồng trại vệ sinh sạch sẽ, giúp chồn hương phát triển nhanh, sinh sản nhiều và không bị bệnh tật.

7.      Một số bệnh thường gặp và cách phòng bệnh

Việc phòng và trị bệnh là khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi chồn hương. Trong điều kiện nuôi nhốt, chồn hương rất dễ bị mẫn cảm với những loại thức ăn mới lạ. Chúng rất dễ bị mắc bệnh tiêu chảy, người nuôi nên phòng bệnh này cho chồn bằng cách trộn thuốc kháng sinh vào trong thức ăn mới.

Ngoài ra chồn hương cũng dễ mắc bệnh cầu trùng tức bệnh phân lẫn máu hoặc bị bệnh thương hàn giống như nhiều loại gia súc, gia cầm khác với biểu hiện sốt cao, phân lỏng màu vàng. Bạn có thể mua các loại thuốc thú y đặc trị, sử dụng theo hướng dẫn liều lượng thuốc/kg thể trọng trên bao bì.

+ Phòng bệnh: Để chồn không bị mắc bệnh thì cần chăm sóc cho ăn vừa đủ, tránh thức ăn ôi thiu và thường xuyên vệ sinh chuồng. Tranh thủ những ngày nắng nóng nên cho chuồng được phơi nắng để diệt vi khuẩn, đỡ mùi hôi.

                                                                                                                          Phòng Thông tin KH&CN