Cá
Lăng là loài cá quý hiếm, thịt cát thơm ngon, không có xương dăm và được coi là
một trong những đặc sản hàng đầu của miền Bắc. Sản lượng cá Lăng tự nhiên trong
thời gian gần đây đang ngày càng giảm sút nghiêm trọng do bị khai thác quá mức,
sau đây xin giới thiệu với bà con nông dân quy trình nuôi cá Lăng trong lồng bè
nhằm cải thiện tình trạng khan hiếm của loài cá này.
1. Làm lồng nuôi cá:
Tuỳ theo khả
năng kinh tế của mỗi người mà có thể làm lồng có kích thước to hoặc nhỏ khác
nhau, thể tích tối thiểu của bè là 10m3, độ sâu mực nước trong lồng phải đạt
2m. Lồng cần có mái che để che mát cho bè. Dùng bó tre hoặc thùng phuy làm phao
để giảm độ chao lắc của bè, nên đặt lồng ở nơi có nước chảy vừa phải, không quá
mạnh. Phía dưới của bè cần đổ một lớp đất sét mềm khoảng 10-15 cm để cho cá
chui rúc khi động, đất sét được khử trùng bằng vôi và muối, liều lượng là 10kg
đất trộn với 100-150gr muối và 50-100gr vôi bột.
2. Cá giống: Cần biết rõ nguồn cá giống. Nên mua cá
giống ở những nơi bán có uy tín. Cá giống tốt là cá không mất nhớt, đuôi và râu
không bạc màu, đồng cỡ, cá bơi lội khỏe, cỡ cá thả khoảng 5-7cm, trọng lượng 30
con/kg.
Mùa vụ thả: + Với cá
giống lưu từ năm trước, thả giống nuôi từ tháng 3- 4.
+ Với cá giống sản xuất trong
năm, thả giống nuôi từ tháng 9 - 10.
3. Chăm sóc: Cần làm sàn ăn
cho cá, cách làm này sẽ quản lý được lượng thức ăn và nắm được sức tăng trọng
của cá. Liều lượng mồi cho ăn hằng ngày bằng 5-7% trọng lượng cơ thể cá. Thức
ăn của cá là cá tạp xay nhỏ hoặc cắt khúc vừa miệng cho cá ăn. Thức ăn tự chế
gồm 50% cám + 50% cá tạp xay nhỏ, ép thành viên cho cá ăn.
Cần cho cá ăn thêm thức ăn công nghiệp để bổ sung hàm lượng đạm. Một ngày cho cá ăn 3 lần vào lúc sáng, chiều và tối. Lượng thức ăn buổi tối khoảng 40-50% tổng lượng thức ăn trong ngày. Trong quá trình cho ăn, cần quan sát lượng mồi thừa thiếu trong sàn mà điều chỉnh tăng hay giảm lượng thức ăn cho mỗi ngày. Cần đưa ra khỏi bè cá thức ăn còn dư để tránh ô nhiễm môi trường nuôi cá. Đầu mùa dịch bệnh, khoảng tháng 10, 11 cần thêm vào thức ăn vitamin C với lượng 5 mg/100 kg cá.
Cách cho ăn: Vì đặc điểm cá Lăng rất sợ ánh sáng và ăn những lúc trời tối, đặc biệt buổi sáng sớm và đêm khuya, nên nếu có điều kiện chia nhiều bữa cho cá ăn vào ban đêm là tốt nhất.
+ Sáng cho ăn lúc
6-7h, 30% lượng cám cả ngày.
+ Tối chia làm ba bữa
cho ăn, 70% lượng cám còn lại vào các giờ 19h, 22h và 1h sáng.
4. Kiểm tra cá Lăng: Mỗi tháng kiểm tra cá 1 lần, xác định khối
lượng của 30-50 cá thể để theo dõi sinh trưởng của cá và phát hiện tình trạng
phát sinh bệnh trong lồng nuôi.
5. Phòng và trị bệnh: Thường xuyên
kiểm tra, gia cố bè thật chắc trước và sau khi thả cá. Dùng BKS hoặc Sanmolt F
phun vào bè để diệt mầm bệnh. Đặt bè nơi ít sóng gió, tốc độ nước chảy nhẹ,
thuận lợi cho việc vận chuyển cá và thức ăn. Trước khi thả cá cần tắm cho cá
bằng dung dịch muối ăn 2-3%o. Thường xuyên theo dõi hoạt động ăn của cá, nhất
là lúc nước đứng để có biện pháp xử lý kịp thời. Phòng bệnh bằng cách treo các
túi vôi ở đầu bè, khoảng 15-20 ngày phun khử trùng bè một lần bằng BKS (phun
trực tiếp xuống bè).
Cho cá ăn đủ thành
phần dinh dưỡng, bổ sung thêm vitamin và khoáng vào thức ăn để tăng sức đề
kháng của cá.
Khi cá có dấu hiệu ăn
ít hoặc bỏ ăn, chết rải rác thì cần phân tích mẫu cá để có biện pháp phân tích
mẫu cá.
6. Thu hoạch cá
Cá sau 1-2 năm có thể
tiến hành thu hoạch.
Nếu áp dụng đúng quy
trình kỹ thuật nuôi, cá lăng có thể đật những kết quả sau:
Tỷ lệ sống của cá khi
thu hoạch >90%.
Cỡ cá trung bình khi
thu hoạch >1,2-1,5kg/con.
(Tài liệu này chỉ mang tính chất
giới thiệu, khi triển khai thực tế, các tổ chức, cá nhân nên tham khảo ý kiến
chuyên gia và tài liệu khác).
Nguồn: Nguyễn Thị Yến