Cá giò hay còn gọi là cá bớp
(Cobia/Black King fish) phân bố ở vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và vùng
nước ấm của biển ôn đới. Trong tự nhiên cá giò sống ở vùng nước mặn hoặc nước
lợ ven biển. Cá giò thuộc loại cá dữ, ăn thịt động vật, thức ăn tự nhiên của cá gồm cua, tôm, ốc và các loại cá con. Cá giò có tốc độ sinh
trưởng nhanh, giá thị trường khá cao nên được nuôi phổ biến ở nhiều tỉnh ven
biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Huế… Dưới dây, chúng tôi xin giới thiệu
một số Kỹ thuật nuôi cá giò mang lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao nhất.
1. Lựa chọn vị trí tốt cho việc nuôi cá
- Độ sâu
phải bảo đảm đáy lồng cách đáy biển ít nhất 2-3m.
- Tránh nơi sóng to, gió
lớn như sóng cao trên 2m và tốc độ dòng chảy 1m/giây vì có thể làm hư hỏng lồng,
trôi thức ăn, làm cho cá hoạt động yếu gây chậm lớn và sinh bệnh.
- Cần tránh những
nơi nước chảy quá yếu hay nước đứng mà có thể dẫn đến cá chết do thiếu oxy, thức ăn thừa, mùn bã cũng tích
lũy ở đáy lồng gây ô nhiễm.
- Tốc độ chảy thích hợp từ 0,2-0,6m/giây.
- Đảm bảo hàm lượng oxy từ 4-6mg/lít, nhiệt độ 25-30 độ C,
độ mặn từ 27-33 %.
- Cần tránh xa những nơi gây ô nhiễm dầu, ô nhiễm chất
thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và tàu bè. Nơi có thể xảy ra hồng triều.
2.
Lồng nuôi
Có 2 kiểu lồng nuôi phổ biển là lồng gỗ có kích thước từ
27-216m3, thường được nuôi ở vùng kín sóng gió và lồng nhựa chịu lực HDPE hình
tròn (thể tích từ 300m3 trở lên) có khả năng nuôi được ở những vùng biển hở. Cỡ
mắt lưới lồng dùng cho lồng nuôi cá thương phẩm tăng dần theo sự tăng trưởng
của cá, từ 2a = 3-7cm.
3.
Thả giống
Kích thước
cá giống: Cỡ giống thả nên đạt khối
lượng trung bình 30g, chiều dài 18-20 cm (70-75 ngày tuổi). Con giống phải đồng đều,
khoẻ mạnh, không bệnh tật.
Mật độ thả: Cá giò có tốc độ sinh
trưởng nhanh, khi thu hoạch cá thịt đạt trung bình 5kg/con nên mật độ thả nuôi
ban đầu cần dừng ở mức 5 – 6 con/m3.
Trong giai đoạn khi cá
đạt từ 1 – 3 kg cần phân cỡ cá một số lần để đảm bảo cá lớn đồng đều. Khi cần
có thể giảm bớt mật độ cá trong lồng.
4.
Thức ăn và chế độ cho ăn
Cá tạp: Khi sử dụng thức ăn là
cá tạp cần phải dùng cá tươi. Ngày cho ăn 1 lần vào buổi sáng. Mỗi lần cho ăn
đến no, khoảng 5-8% tổng khối lượng đàn cá nuôi. Hệ số thức ăn sử dụng cá tạp
dao động từ 8 – 10 kg cá tạp/kg cá thịt.
Thức ăn công nghiệp: Sử dụng thức ăn công
nghiệp chất lượng tốt để nuôi cá Giò mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cá tạp,
vừa chủ động nguồn thức ăn, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Có các cỡ thức
ăn phù hợp theo tăng trưởng của cá: từ 2-16 mm. Cho cá ăn ngày 2 lần (sáng và chiều),
khẩu phần 1.5-2% khối lượng cá/ ngày. FCR: 1,5 -1,8 kg thức ăn cho 1kg tăng
trọng
Khối lượng cá ( g )
|
Cỡ thức ăn công nghiệp ( mm )
|
15 – 50
|
2
|
50 – 160
|
3
|
160 – 1000
|
5.0
|
1000 – 1500
|
7
|
1500 – 3000
|
9
|
>3000
|
16
|
5.
Quản lý lồng nuôi
Trong quá trình nuôi
cần theo dõi tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của cá để kịp thời xử lý. Cần định
kỳ vệ sinh và thay lưới lồng 2-3 tháng/lần để đảm bảo thông thoáng cho lồng
nuôi. Cần định kỳ kiểm tra neo, lưới …) và khi cần thì kịp thời bảo dưỡng hoặc thay
thế để giảm thiểu rủi ro do hư hỏng lồng. Hàng tháng đo mẫu để xác định tăng
trưởng của cá (chiều dài và khối lượng cá), qua đó xác định được khối lượng đàn
cá trong lồng để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.
·
Một số vấn đề cần lưu
ý để đảm bảo sức khỏe cho cá trong nuôi lồng
-
Chọn giống loài nuôi ít mẫn cảm với bệnh tật.
-
Chọn vị trí cẩn thận.
-
Cá giống khoẻ mạnh và kích cỡ hợp lý.
-
Thường xuyên theo dõi, chăm sóc cá nuôi để chuẩn đoán tình trạng
sức khoẻ cá.
-
Mật độ nuôi vừa phải.
-
Không cho cá ăn quá thừa cũng như quá thiếu.
-
Thức ăn phải tươi, không có mầm bệnh.
-
Loại bỏ cá chết ra khỏi lồng và hủy cá.
-
Ngăn ngừa địch hại.
-
Vệ sinh dụng cụ thường xuyên.
-
Thao tác nhẹ nhàng khi đánh bắt cá.
6.
Thu hoạch cá
Cỡ cá thu hoạch tốt nhất từ 5-10 kg. Trong
quá trình nuôi khi cá đạt cỡ thương phẩm có thể thu tỉa để bán dần và nên thu
hoạch và bán hết khi có đầu ra để quay vòng chu kỳ nuôi mới.
Hải Yến